Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Toàn cảnh về "biếng ăn" ở trẻ

1. Biếng ăn là gì?
- Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một vài loại thức ăn, sợ ăn, từ chối hoặc nôn ọe khi nhìn thấy thức ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt...
- Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc tâm lý.
- Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Do đó để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các chỉ số sau: số lượng thức ăn trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu theo tuổi, trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường, phát triển cân nặng chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.
- Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể tạo nên một vòng xoắn bệnh lý: biếng ăn, ăn ít gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin và các yếu tố vi lượng... dẫn đến hậu quả bị suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khi bị bệnh trẻ lại càng biếng ăn.
2. Phương pháp xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn
2.1. Cách cho ăn
- Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung
     Cần tạo tâm lý thoải mái, vui thú nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích cá tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Việc bế bé đi ăn rong, có thể cho bé tiếp xúc với nhiều trẻ, kích thích bé ăn.
     Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn nhiều
     Nên cho ăn những loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa, chia thành bữa nhỏ
2.2 . Lựa chọn những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần trẻ biếng ăn:
Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp bé nhanh bắt kịp tăng trưởng
thực đơn cho bé biếng ăn cần được chú ý để đảm bảo năng lượng cho bé
2.2.1 Các loại thực phẩm giàu đạm đặc biệt đạm nguồn gốc động vật: sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu, trứng, thịt, cá
* Sữa: Tốt nhất trẻ nên được bú sữa mẹ, trừ trường hợp không thể:
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua từ 1-2 cốc (không ăn lúc đói). Trẻ < 6 tháng: sữa chua nên làm từ sữa bột công thức đang nuôi trẻ.
- Hoặc có thể trộn thêm sữa bột vào bột cháo trứng / thịt của trẻ với tỷ lệ thấp (1-2 thìa sữa bột/200ml dung dịch bột/ cháo trứng, thịt).
- Những trẻ > 6 tháng biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa như fomat mềm rất giàu canxi và năng lượng.
- Nếu có điều kiện kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng ăn được ít hơn yêu cầu (1Ca/1ml sữa).
- Cho trẻ uống thêm sữa dầu 5%: 100ml sữa bột có công thức trộn thêm 1 thìa cafe dầu thực vật 5 ml (loại dầu ăn dùng để ăn sống, trộn salat)
* Thịt là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà 22,4% đạm, thịt bò 21% đạm, thịt nạc thăn 19% đạm, khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ
*Trứng là thức ăn bổ và tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các loại acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và  muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm, với trẻ trên 1 tuổi có thể ăn cả quả.
* Cá, tôm, cua cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của bé. Vì các nguyên liệu này rất giàu đạm (15-20%) lại dễ hơn tiêu hóa hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều canxi, phospho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).
Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ. Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối với hệ tiêu hóa của người cũng thấp hơn so với đạm động vật)
2.2.2. Các loại thực phẩm giàu glucid
- Gạo, mì: với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho bé
2.2.3. Các loại thực phẩm giàu chất béo
- Chất béo rất giàu năng lượng. Với một lượng tương đương, chất béo cung cấp năng lượng gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) rất cần cho phát triển xương, mắt và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.
- Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hóa của trẻ. 
Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.
2.3. Có thể giúp hệ tiêu hóa trẻ hoạt động dễ dàng hơn bằng cách: sử dụng bột mộng có thêm thành phần enzym hoặc dùng nước giá đỗ sống để giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và hóa lỏng thức ăn 2-3 lần (đặc biệt cần cho trẻ kém khả năng ăn bột/cháo đặc so với lứa tuổi)
2.4 Những sai lầm các mẹ thường mắc khi cho bé ăn
- Cho trẻ ăn những thực phẩm không nên dùng: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô...) thấp năng lượng nhưng chiếm dung lượng lớn như miến, khoai... Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ... trong bột xay của trẻ hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo khiến khẩu phần ăn của bé có ít năng lượng
- Không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ bị tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. chỉ trong những trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ ở trẻ rất thấp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét