Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Phát hiện mới giúp trẻ hết biếng ăn

Trẻ biếng ăn là mối lo lắng của cha mẹ vì chúng chỉ ăn một loại thức ăn cố định và từ chối những loại thức ăn khác hay trẻ cảm thấy khó chịu với cấu trúc và mùi vị của thức ăn. Trẻ sẽ rất lo lắng khi đến giờ ăn vì vậy trẻ có những hành vi như lắc đầu, nhè ra, kéo dài bữa ăn... Để giới thiệu thức ăn mới cho trẻ thành công, việc thay đổi thức ăn và thích hợp rất quan trọng.
Theo mốc phát triển của quá trình ăn uống bình thường của trẻ thì trẻ 6 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn nhuyễn không lợn cợn. Khi được 7-8 tháng tuổi, trẻ vẫn ăn thức xay nhưng vẫn còn lợn cợn và đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nhai. Lên 9 tháng tuổi trẻ ăn thức ăn có thể nhai được và những loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn, kích thước nhỏ (chuối, phomai, thịt băm...). Và ở 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được thức ăn như trẻ lớn, trẻ bắt đầu học các tự sử dụng ly và muỗng.
Tập cho con hết biếng ăn, cần hết sức kiên trì
Tiến trình bình thường là như thế, tuy nhiên có nhiều trẻ rất khó làm quen với loại thức ăn mới. Ví dụ có những trẻ gần 24 tháng nhưng chỉ cần ăn thức ăn lợn cợn là bị sặc. Các bé này có thể đã rơi vào tình trạng biếng ăn.
Phải làm gì đây khi con gặp tình trạng này?
Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới. Trong phương pháp này, trẻ được khuyến khích tiếp xúc với thức ăn mới qua các giác quan: nhìn, sờ, ngửi, nếm. Tức là thức ăn mới sẽ được phơi bày ra trước mắt trẻ, cha mẹ trẻ sẽ làm mẫu và khuyến khích trẻ chạm vào thức ăn bắt đầu từ ngón tay lên đến lòng bàn tay - cánh tay - vai - má - xung quanh miệng. Bởi vì miệng là cơ quan hết sức nhạy cảm đối với trẻ. Ép trẻ ăn luôn, có thể khiến trẻ sợ hãi. Nếu trẻ chịu đựng được hoặc tỏ ra thích thú với những hoạt động trên có nghĩa là thức ăn mới đã dần đến gần với miệng của trẻ hơn. Lúc đó không nên vội vàng đưa ngay vào miệng của trẻ mà phải để trẻ trải nghiệm thêm về mùi vị của thức ăn bằng cách ngửi, nếm và đến lúc này trẻ sẽ cảm thấy thật dễ dàng để ăn chúng. Ngoài ra có thể tổ chức thành các trò chơi với thức ăn: nấu ăn, vẽ bằng thức ăn...
Để thực hiện phương pháp trên hiệu quả trên nên áp dụng kèm các biện pháp sau:
- Cho trẻ ăn đúng giờ và ngồi trên bàn, không cho trẻ xem tivi để tránh xao nhãng.
- Trẻ nên được ăn chung với gia đình để trẻ cảm nhận được những thức ăn mà cha mẹ chứng đang ăn - không có độc hại hay đáng sợ như chúng nghĩ.
- Sắp xếp bữa ăn phụ và bữa ăn chính có một khoảng cách thời gian hợp lý để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn, vị trí ngồi chắc chắn, an toàn
- Khi trẻ đã có những dấu hiệu như nôn, ọe hoặc lắc đầu không muốn ăn thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn bằng mọi cách vì làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy việc ăn uống là việc làm quá sức và kinh khủng.
- Nếu trẻ không tự ăn một mình thì phải cho trẻ làm quen với cách dụng cụ ăn uống (ly, chén, muỗng...)
- Trước khi thực hiện mọi hoạt động với trẻ cha mẹ nên thông báo cho con biết. Ví dụ giới thiệu loại thức ăn mới là "táo" hãy nói với trẻ "nhìn này, hôm nay chúng ta ăn táo, chúng ta sẽ nhai táo" hoặc giới thiệu về cấu trúc, mùi vị, màu sắc qua hình ảnh trái táo.
- Có thể thực hiện một số trò chơi massage vùng miệng hoặc vận động môi lưỡi trước bữa ăn, ví dụ dùng lưỡi đếm răng, chắt lưỡi, tạo ra các âm thanh tiếng bò kêu, tiếng rắn "si", dùng khăn lông hoặc ngón tay chạm vào vùng môi và yêu cầu trẻ đoán là vật gì...
Việc điều trị chứng biếng ăn ở trẻ là một cuộc chiến hao tâm tổn sức. Hi vọng những chỉ dẫn nhỏ trên đây có thể trợ giúp các mẹ phần nào trong trận đấu cam go với kẻ thù mang tên "biếng ăn"

Bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn

Rất nhiều gia đình phải khổ sở mỗi khi cho trẻ ăn, mẹ đút, cô và bà thì hát, bố làm trò hề cho trẻ ăn, thậm chí nhiều nhà còn cãi nhau. Thực tế ít có vị phụ huynh nào biết cho trẻ ăn đúng cách, trẻ càng không ăn thì cha mẹ càng ép, có bữa ăn phải bồng trẻ đi khắp xóm, mất từ 1-2 giờ đồng hồ, có bữa phải bật tivi lên để trẻ dán mắt vào màn hình trong khi người mẹ thì đút cơm cháo vào miệng trẻ, hậu quả dẫn đến trẻ càng ngày càng thích mè nheo, la khóc trong bữa ăn, đòi bồng đi lòng vòng chơi hoặc chỉ thích xem tivi mà không màng đến bữa ăn của mình.
Cho trẻ biếng ăn ăn cùng gia đình có thể là một giải pháp hữu hiệu với các bé
Làm thế nào cho trẻ hết biếng ăn?
- Không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước chín) như bánh, kẹo, phô mai, uống sữa... trước bữa ăn 1 giờ. Vì chúng sẽ làm trẻ no bụng và không ăn các thức ăn chính. Nếu trẻ có la khóc, đòi hỏi thì hãy cố gắng làm ngơ và bỏ qua điều đó, dần dần trẻ sẽ tập được thói quen, đến bữa ăn trẻ sẽ ăn uống ngon miệng hơn.
- Cho trẻ ngồi ăn cùng mâm cơm gia đình để trẻ biết được không khí gia đình và giờ giấc ăn.
- Một bữa ăn của trẻ là khoảng 30 phút, nếu trẻ vẫn chưa ăn xong trong vòng 30 phút, hãy dọn dẹp hết tất cả. Việc kéo dài thời gian ăn hay tăng số lần ăn trong ngày chỉ làm cho trẻ cảm thấy sợ và chán ngấy, trẻ sẽ tìm mọi cách để phản đối lại bữa ăn như: la khóc, chạy trốn, ói, ngậm thức ăn trong miệng...
- Không ép trẻ khi trẻ không ăn nữa, đừng bao giờ sợ trẻ đói bởi vì khi đói trẻ sẽ tự đòi ăn, đó là bản năng sinh tồn của con người
- Nếu được thì hãy để trẻ tự tay múc ăn phần ăn của mình, đừng ngại việc dọn dẹp lại những thức ăn rơi vãi như vậy sẽ giúp trẻ khéo léo và chọn được những món ăn ưa thích.
- Nếu muốn cho trẻ uống sữa hay ăn trái cây thì dùng ngay sau bữa ăn chính
- Để trẻ tự nhắc đến giờ ăn của mình, trẻ sẽ tập được việc ăn uống điều độ.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, nghĩa là vừa đủ lượng thức ăn mà dạ dày trẻ có thể chấp nhận được, đừng cố ép trẻ ăn theo lượng bố mẹ nghĩ là cần thiết. Ép buộc, quát tháo trong bữa ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng biếng ăn của bé.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Toàn cảnh về "biếng ăn" ở trẻ

1. Biếng ăn là gì?
- Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một vài loại thức ăn, sợ ăn, từ chối hoặc nôn ọe khi nhìn thấy thức ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt...
- Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc tâm lý.
- Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Do đó để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các chỉ số sau: số lượng thức ăn trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu theo tuổi, trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường, phát triển cân nặng chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.
- Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể tạo nên một vòng xoắn bệnh lý: biếng ăn, ăn ít gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin và các yếu tố vi lượng... dẫn đến hậu quả bị suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khi bị bệnh trẻ lại càng biếng ăn.
2. Phương pháp xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn
2.1. Cách cho ăn
- Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung
     Cần tạo tâm lý thoải mái, vui thú nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích cá tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Việc bế bé đi ăn rong, có thể cho bé tiếp xúc với nhiều trẻ, kích thích bé ăn.
     Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn nhiều
     Nên cho ăn những loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa, chia thành bữa nhỏ
2.2 . Lựa chọn những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần trẻ biếng ăn:
Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp bé nhanh bắt kịp tăng trưởng
thực đơn cho bé biếng ăn cần được chú ý để đảm bảo năng lượng cho bé
2.2.1 Các loại thực phẩm giàu đạm đặc biệt đạm nguồn gốc động vật: sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu, trứng, thịt, cá
* Sữa: Tốt nhất trẻ nên được bú sữa mẹ, trừ trường hợp không thể:
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua từ 1-2 cốc (không ăn lúc đói). Trẻ < 6 tháng: sữa chua nên làm từ sữa bột công thức đang nuôi trẻ.
- Hoặc có thể trộn thêm sữa bột vào bột cháo trứng / thịt của trẻ với tỷ lệ thấp (1-2 thìa sữa bột/200ml dung dịch bột/ cháo trứng, thịt).
- Những trẻ > 6 tháng biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa như fomat mềm rất giàu canxi và năng lượng.
- Nếu có điều kiện kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng ăn được ít hơn yêu cầu (1Ca/1ml sữa).
- Cho trẻ uống thêm sữa dầu 5%: 100ml sữa bột có công thức trộn thêm 1 thìa cafe dầu thực vật 5 ml (loại dầu ăn dùng để ăn sống, trộn salat)
* Thịt là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà 22,4% đạm, thịt bò 21% đạm, thịt nạc thăn 19% đạm, khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ
*Trứng là thức ăn bổ và tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các loại acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và  muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm, với trẻ trên 1 tuổi có thể ăn cả quả.
* Cá, tôm, cua cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của bé. Vì các nguyên liệu này rất giàu đạm (15-20%) lại dễ hơn tiêu hóa hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều canxi, phospho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).
Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ. Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối với hệ tiêu hóa của người cũng thấp hơn so với đạm động vật)
2.2.2. Các loại thực phẩm giàu glucid
- Gạo, mì: với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho bé
2.2.3. Các loại thực phẩm giàu chất béo
- Chất béo rất giàu năng lượng. Với một lượng tương đương, chất béo cung cấp năng lượng gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) rất cần cho phát triển xương, mắt và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.
- Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hóa của trẻ. 
Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.
2.3. Có thể giúp hệ tiêu hóa trẻ hoạt động dễ dàng hơn bằng cách: sử dụng bột mộng có thêm thành phần enzym hoặc dùng nước giá đỗ sống để giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và hóa lỏng thức ăn 2-3 lần (đặc biệt cần cho trẻ kém khả năng ăn bột/cháo đặc so với lứa tuổi)
2.4 Những sai lầm các mẹ thường mắc khi cho bé ăn
- Cho trẻ ăn những thực phẩm không nên dùng: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô...) thấp năng lượng nhưng chiếm dung lượng lớn như miến, khoai... Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ... trong bột xay của trẻ hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo khiến khẩu phần ăn của bé có ít năng lượng
- Không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ bị tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. chỉ trong những trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ ở trẻ rất thấp)

Biếng ăn từ góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng

    Theo BS Lê Quang Hào, viện dinh dưỡng Hà Nội, biếng ăn tình trạng rất hay gặp ở trẻ em. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn... 
Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em 
1. Nguyên nhân đầu tiên có thể do yếu tố bệnh lý, khi trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn. 
2. Nguyên nhân thứ hai là cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), Magiê bị thiếu hụt. 
3. Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn. 
4. Một số nguyên nhân khác nữa như trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt, hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. 
5. Bé biếng ăn cũng có thể do... thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin...). Dẫn tới trẻ bị thiếu ăn ngay từ trong bụng mẹ và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) dẫn tới thiếu vitamin D, thiếu vitamin C, vitamin nhóm B, thiếu Magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm làm cho trẻ rất biếng ăn...Khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. 
con biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân
6. Cuối cùng một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ. 
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, các mẹ nên phối hợp với bác sỹ tìm và loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn. 
1. Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để khắc phục.
2. Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như Magiê, kẽm. Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh. 
3. Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
4. Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều. 
6. Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi. 
7. Giảm đau trong qúa trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau. 



Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Lạm dụng thuốc bổ ở trẻ biếng ăn

Do sốt ruột về tình trạng cân nặng của con mình nhất là các bé biếng ăn mà nhiều bậc cha mẹ cứ nghe đến thuốc nào bổ, thuốc nào giúp trẻ ăn ngon, trị biếng ăn và mau tăng cần là lại đổ xô đi mua về cho con dùng mà không hề hay biết nếu lạm dụng quá mức hoặc dùng không đúng các loại thuốc đó.
Vitamin - dùng vô tội vạ, lợi bất cập hại
Khi con biếng ăn, các mẹ thường rất lo lắng cho sức khỏe, sợ con thiếu chất nên mua đủ loại vitamin cho con uống mà không ngờ việc lạm dụng như thế tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường. Ví dụ vitamin A khi bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể - đặc biệt là trẻ sơ sinh - sẽ khiến trẻ bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.  Hoặc việc lạm dụng vitamin C có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và sỏi thận khi dùng dài ngày
Vậy nên sử dụng vitamin như thế nào là hợp lý với trẻ?
-  Nếu hàng ngày ta cho trẻ ăn uống cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng, nhất là chế độ ăn giàu rau cải, trái cây vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Tuy nhiên nhiều trường hợp bác sỹ vẫn có thể khuyên cho trẻ uống bổ sung vitamin. Nguyên nhân là các vitamin vốn có trong thực phẩm dễ bị mất đi hay giảm trầm trọng do chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C) hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ làm mất đi các vitamin tan trong nước. Với trường hợp này, các mẹ nên lưu ý cho con bổ sung vitamin đúng với liều lượng bác sỹ đưa ra.
- Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn cũng cần bổ sung vitamin cần thiết nhưng các mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để cho con dùng đúng loại đúng liều. Không nên nghĩ rằng vitamin có thể thay thức ăn mà cho con uống bừa bãi.
cho con biếng ăn uống thuốc bổ: cần cẩn trọng!
- Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi chỉ được bú sữa mẹ mà không nên cho dùng thêm bất sứ chất lỏng thực phẩm nào khác, kể cả thuốc dung dịch uống chứa vitamin. Bà mẹ muốn bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nên tự mình bổ sung và cho con bú sữa mẹ để thông qua sữa mẹ con được bổ sung vitamin.
Men tiêu hóa: có giúp tăng cân?
Hiện nay, nhiều phụ huynh đang nhầm lẫn giữa "men tiêu hóa" và "men vi sinh"
- Men vi sinh chỉ các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột. Với trẻ con, các bậc phụ huynh chỉ bổ sung cho trẻ khi thực sự cần thiết, tức nghi ngờ trẻ bị rối loạn tạp khuẩn, thông thường chỉ dùng không quá 7-10 ngày, ngưng dùng thuốc 7-10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Nhiều cha mẹ muốn tăng cường chức năng bộ máy tiêu hóa để cải thiện chứng biếng ăn của con nên đã cho con dùng rất nhiều men vi sinh. Tuy nhiên dùng hàng trăm gói mà cân nặng của con vẫn "dậm chân tại chỗ". Không chỉ có thể, con còn bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng.
Theo các bác sỹ, việc lạm dụng men vi sinh kéo dài khiến cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa, dẫn đến trẻ bị phụ thuộc và khi không có men sẽ không ăn. Hoặc một số men bị chống chỉ định dùng với kháng sinh, nếu kết hợp sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Thuật ngữ men tiêu hóa chỉ chế phẩm chưa các enzym giúp tiêu hóa thức ăn, khi thiếu sẽ sinh khó tiêu, đầy bụng. Một số thức ăn hàng ngày có thể hỗ trợ cho tiêu hóa nhờ cung cấp chính enzym tiêu hóa như đu đủ, dứa, sản phẩm lên men... Để bổ sung men tiêu hóa cho người thiếu, người ta làm ra các chế phẩm là các thuốc chứa enzym. Tuy nhiên nên lưu ý khi bổ sung men tiêu hóa dưới dạng thuốc xem như chúng ta đã bổ sung từ ngoài vào giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, vì thế chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Không nên lạm dụng vì dùng dài ngày sẽ gây tác hại ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh có trong cơ thể.
Hiện nay có nhiều mẹ lạm dụng cho trẻ biếng ăn dùng quá đà thuốc chứa các men tiêu hóa vì lầm tưởng thuốc làm tăng cân. Như đã nói, thuốc không có tác dụng làm tăng cân mà chỉ giúp trẻ thiếu men tiêu hóa ăn uống tốt hơn. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết để tránh lệ thuộc thuốc, cơ thể trẻ ngưng tiết men tiêu hóa. 
Con biếng ăn là điều không ai muốn, và có rơi vào hoàn cảnh đó mới thấu rõ tâm tư của các phụ huynh. Nhưng các mẹ có con biếng ăn đừng vì sốt ruột mà lại thành gây hại cho con. 

Thói quen nên bỏ giúp bé hết biếng ăn

"Có con biếng ăn từng là nỗi kinh hoàng của tôi. Con tôi gần 2 tuổi mà được chưa đầy 10 kg, chưa bằng đứa sơ sinh 11 tháng. Đút cho con ăn mà con cứ ngậm chặt miệng. Mãi mới đút được hết bát mà cuối bữa con lại trớ ra bằng hết. Nhiều lúc đập vỡ bát, rồi con khóc thét, mẹ cũng òa khóc nức nở." 
Đó là tâm sự thường gặp trên các diễn đàn cho mẹ và bé. 
Làm sao con hết biếng ăn đây?
Con biếng ăn, có thể do một số nguyên nhân không ngờ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ các mẹ nên tránh những điều sau.
1. Cho trẻ ăn đồ chiên quá nhiều
Đồ ăn chiên thường có hàm lượng dầu cao và nó đã gây ra gánh nặng với dạ dày của trẻ. Đây là một lý do ít ngờ tới gây nên chứng khó tiêu và chán ăn ở bé.
2. Dùng đồ ăn lạnh
Đồ uống lạnh như kem, chè, nước giải khát và nhiều loại thực phẩm khác có thể hợp với khẩu vị của trẻ nhưng lại hoàn toàn có hại cho con. Đồ ăn quá lạnh khi vào đến dạ dày trẻ sẽ khiến niêm mạc và các mạch máu trong dạ dày co lại và việc tiết ra acid sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
3. Để trẻ ăn nhiều vào bữa tối
Nhiều mẹ vì công việc hàng ngày vô cùng bận rộn nên chỉ có thể nấu được bữa tối một cách đầy đủ nhất. Điều này vô tình đã tạo cho trẻ một thói quen xấu là ăn quá nhiều vào bữa tối. Ăn quá nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ làm tăng lượng protein và chất béo tích tụ nhiều trong dạ dày của trẻ khiến khó tiêu hóa. Điều này cũng gây bất lợi cho hoạt động của ruột và khi lớn lên trẻ dễ bị mắc bệnh đau dạ dày.
4. Chế độ ăn uống thất thường
Trẻ con ham chơi và bó thể bỏ bữa khi quá mải chơi, lúc đó con sẽ không biết mình đang bị đói. Vào lúc khác, con thấy đói và lại ăn rất nhiều. Các bậc cha mẹ khi thấy con ăn nhiều như vậy thì cũng không ngăn cản và còn tỏ ra vui mừng. Thực tế thói quen ăn uống này vô cùng hại cho dạ dày còn non yếu của trẻ. Nhiều trường hợp trẻ có thể bị nôn ngay sau khi ăn quá nhiều vì đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính là dạ dày của trẻ không kịp tiết các acid để tiêu hóa thức ăn khiến bé dễ bị đầy bụng và buồn nôn.
5. Nhai thức ăn cho con
Vì sợ răng con còn yếu hoặc con sẽ khó tiêu khi không cắn nhỏ được thức ăn, nhiều mẹ thường hay nhai thức ăn giúp con. Tuy nhiên đó là cách ăn uống không đảm bảo vệ sinh vì trong miệng người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn và khi nhai, những vi khuẩn này có thể theo thức ăn để vào cơ thể trẻ. Sức đề kháng của tre yếu hơn người lớn nên cũng dễ nhiễm bệnh hơn
6. Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn đường phố
Mỗi khi đưa đón con từ trường mẫu giáo về, sợ con đói nên nhiều ông bố bà mẹ đã mua cho con đồ ăn bán ngay tại vỉa hè mà không biết rằng đây có thể là những đồ ăn không hợp vệ sinh và chứa nhiều vi khuẩn hay chất độc hại.
Chăm con biếng ăn là một cuộc chiến trường kỳ. Hi vọng những lưu ý trên sẽ giúp các mẹ phần nào trong cuộc chiến đó. 


Con biếng ăn - do lỗi của máy xay sinh tố!

     Vì sợ con nôn ọe khi ăn thức ăn lợn cợn, không ít mẹ đã dùng máy xay sinh tố mà không biết rằng làm thế sẽ càng khiến tình trạng biếng ăn của con thêm trầm trọng, nghiêm trọng hơn con có nguy cơ bị loét thực quản, loét dạ dày...
Hiện tượng làm dụng máy xay sinh tố
      Mặc dù đã hơn 3 tuổi rồi như Bờm vẫn được mẹ cho ăn bột với các thức ăn nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Rong con đi khắp xóm, hát, pha trò cho con, treo thưởng ô tô, đồ chơi, chị Hương làm mọi cách mà không khắc phục được tình trạng biếng ăn của con. Tìm hiểu thì biết mặc dù đã hơn 3 tuổi nhưng Bờm, con chị Hương vẫn được mẹ cho ăn bột với các thức ăn nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
Đồ ăn xay hỗn độn dễ làm con sợ và biếng ăn
     Khi được hỏi, vì sao tới độ tuổi này vẫn chưa thay đổi chế độ ăn và cho con ăn dặm, chị Hương phân trần: "Vì cháu quá biếng ăn, nếu không nấu nhiều thứ như thế này thì sợ không đủ chất. Ngoài ra Bờm vẫn ăn đồ ăn nhuyễn vì cứ ăn gì lợn cợn là nó lại ói ra, chẳng còn gì trong bụng."
Hậu quả
    Vì muốn con ăn đủ chất nên các mẹ thường xay lẫn các loại thực phẩm cho bé ăn. Các chị thường lý giải "cho ăn cơm, con ăn cả buổi được 2 thìa, giỏi lắm thì được miếng thịt. Trong khi nếu xay ra thì một bát cháo sẽ gồm cả lạng thịt, thêm rau và nhiều chất khác". Ăn cháo lại nhanh, con chỉ việc nuốt, cú ép há mồm thế nào cũng nuốt! Đây trở nên giải pháp thiết thực cho những gia đình có bé biếng ăn.
      Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh đưỡng, đây là quan niệm sai lầm. Xay nhuyễn khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ biếng ăn. Bị ép ăn một bát cháo "hổ lốn", bé có phản xạ nôn trớ. Nôn trớ nhiều sẽ làm loét dạ dày, thực quản. Những bé nôn được ra ngoài thì người lớn còn biết. Nhiều trường hợp con bị trào ngược nhưng chỉ trào lưng chừng rồi rơi vào phổi gây ho kéo dài giống như mắc bệnh hen .
     Tốt nhất, khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún... 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa ăn đầu bé có thể sẽ nôn ói, nhưng rồi các bé sẽ quen dần. Đừng vì sợ con nôn ói mà không dám cho con ăn thức ăn lợn cợn.
Không cho con ăn đồ nhuyễn, vậy nên làm gì đây khi con quá biếng ăn?
- Trước hết, mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách: đúng thời điểm, đúng tư thế (cho ngồi ăn), đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhuyễn).
- Các mẹ hãy kiên trì giúp bé tập nhai dần các món ăn khác nhau và chế biến cho bé nhiều món ăn với màu sắc hấp dẫn như màu vàng của táo, xoài, đu đủ, màu đỏ của cà rốt, bí đỏ, màu xanh của súp lơ, bí xanh.
- Không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Ban đầu bé có thể sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe nhưng sau một vài lần, con sẽ quen và biết nhai.
- Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) các mẹ có thể cho bé một miếng bánh hay trái cây cho bé tập nhau. Cho con nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái bằng đốt ngón tay ninh nhừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ... hoặc mẹ có thể cho con tập nhai bánh ăn dặm.
- Các mẹ hãy tạo sự tập trung cho bé nhai bằng cách không cho bé vừa ăn vừa xem tivi hay chơi trò chơi vì nếu có tác dộng bởi những hoạt động khác bé sẽ "quên" nhai mà chỉ ngậm thôi.
      Nếu các mẹ bỏ lỡ thời kỳ tập nhai của bé mà vẫn giữ thói quen cho thức ăn vào máy xay sinh tố xay mịn thì lâu dần bé sẽ không thấy ngon miệng, hơn nữa men tiêu hóa không được bài tiết đủ khiến quá trình hấp thu không triệt để. Lâu dần bé sẽ chán ăn và hình thành thói quen ngậm thức ăn trong miệng. Và càng nguy hiểm hơn nữa khi bé đến tuổi đi học mà không thể hòa nhập khi ăn những món ăn ở trường. 

Giải mã bí ẩn hiện tượng "biếng ăn" ở trẻ

     Cân con mỗi ngày, cố ý cân khi vừa ăn xong để trấn an tinh thần. Khi ra đường, ai hỏi con bao nhiêu tuổi, tôi nói tụt xuống 1 năm....Tâm trạng bức bối khi con biếng ăn dường như nhận được sự đồng cảm của nhiều mẹ trên các diễn đàn.
Các mẹ không biết rằng cho ăn bột quá lâu, ăn một mẹ một con, không ngồi ghế ăn... là một trong những sai lầm kinh điển khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ ngày càng trầm trọng.
1. Cho trẻ ăn bột quá lâu
     Lỗi phổ biến nhất dẫn đến việc biếng ăn của trẻ là do mẹ Việt đã không cho con ăn đúng thời điểm thích hợp. Ngoài việc rất nhiều chị em háo hức cho con ăn dặm sớm, việc quấy bột cho con quá lâu cũng là lý do khiến cho trẻ biếng ăn.
     Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, 8-9 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cho con bỏ bột và chuyển sang ăn cháo nhừ. Bởi vì lúc này các bé đã mọc răng và rất thích nhai nghiền. Có mẹ vì thấy quấy bột tiện quá mà ngại nấu cháo hoặc vì sợ con bị hóc mà không chuyển độ thô cho bé, lâu dần sẽ dẫn đến chứng chán ăn ở trẻ. Vì vậy trừ trường hợp bé sinh non hoặc chậm phát triển cần thêm thời gian, mẹ nên chú ý cho con bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng, chuyển ăn cháo lúc 8 tháng và có thể ăn cơm nát khi tròn 1 tuổi.
2. Cho con ăn riêng hoặc ăn trước
     Điều này có thể phát huy tác dụng khi trẻ chưa biết gì. Tuy nhiên sau này, khi bé đã bắt đầu biết nhận thức, biết đi (khoảng từ 12 tháng) nếu mẹ vẫn duy trì thói quen này thì vô cùng tai hại. Trẻ bị bắt ăn riêng sẽ cảm thấy buồn chán và không hề có hứng thú ăn uống. Hãy để bé được ngồi cùng bàn và ăn chung với cả gia đình. Mặc dù điều này có thể khiến mẹ khác vất vả lúc ban đầu và việc ăn uống của mẹ cũng sẽ bị dở dang. Tuy nhiên, nó mang đến những lợi ích không ngờ. Trẻ con thích bắt chước. Nếu chúng thấy bố gắp miếng rau hay mẹ xúc cơm ăn ngon lành, chúng sẽ có hứng thú ăn uống.
      Ngoài ra, các mẹ có con biếng ăn nên cho bé đi gửi trẻ sớm khi bé đạt độ tuổi thích hợp. Bé được ăn ở lớp cùng bạn bè sẽ nhanh chóng bỏ được tật biếng ăn.
Con biếng ăn, có thể sai lầm ở mẹ?
3. Ăn liên tục, thời gian ăn kéo dài
     Đây cũng là một trong những sai lầm thường gặp của các mẹ dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Nhiều mẹ chọn cách chia nhỏ bữa ăn của con, cứ 2-3 tiếng lại cho con ăn một lần. Ngày 3 lần cháo và 4, 5 lần sữa. Tuy nhiên với trẻ biếng ăn, mỗi bữa ăn thường kéo dài từ 30 - 45 phút mới xong. Có thể lúc 12 giờ trưa bé mới ăn được lưng bát cháo mà đã mất tới 40 phút. Ngay sau đó đến mới 14 giờ khi bụng con mới xuôi xuôi, mẹ lại cho uống thêm chút sữa. Bé chỉ uống được 50 ml nhưng đến 16 giờ lại tiếp tục ăn chiều. Trong khi đó một hộp sữa chua trộn hoa quả dang chờ. Cứ thế, việc ăn vặt và ăn kéo dài khiến dạ dày con lúc nào cũng ở trong trạng thái "lơ lửng". Bé sẽ không bao giờ có cảm giác đói, từ đó cũng hiếm khi ăn uống là ngon miệng.
4. Treo thưởng cho con
     Lo con không đủ chất dinh dưỡng, rất nhiều mẹ đã nghĩ phải làm đủ mọi cách để con chịu ăn mới thôi. "Con ăn ngoan rồi lát mẹ cho chơi ô tô" hay "con ăn hết bát cháo rồi bố cho ăn kẹo". Thực ra việc trao đổi như thế không làm thay đổi khẩu vị của con mà thậm chí còn khiến con có suy nghĩ rằng kẹo, ô tô còn có giá trị hơn cả bát cháo. Ngoài ra, nhiều bé còn có thể cố tình không chịu ăn để mặc cả thứ mình thích.
5. Cho con đi ăn rong
    "Ăn rong" luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều các bà mẹ Việt. Thực tế, khi trẻ con vào giai đoạn biết bò hoặc đang tập đi thường rất dễ xao lãng khi ngồi yên một chỗ, luôn hò hét đòi trèo ra khỏi ghế ăn. Vậy là để con chịu ăn hết bát cháo, rất nhiều bà mẹ đã chọn cách cho con đi ăn rong hoặc xem tivi để thu hút sự chú ý của bé. Điều này có thể có tác dụng tốt ngay tại thời điểm ấy, tuy nhiên về lâu về dài, trẻ sẽ ngày càng hiếu động và cứ thế quãng đường đi ăn rong sẽ kéo dài đến vô tận mà tình trạng biếng ăn của trẻ vẫn càng ngày càng trầm trọng,
    Tốt nhất các mẹ nên tạo thói quen ngồi ăn ghế cao và đàng hoàng ngay từ đầu cho trẻ. Nếu bé bị phân tâm và cần có đồ chơi để ngồi yên, hãy cho bé nghịch ngay chính những thức ăn trẻ ăn. Ngoài bát cháo cho con, mẹ có thể chuẩn bị thêm vài miếng chuối, cà rốt hay súp lơ luộc mềm, cơm nát nắm... để con cầm chơi và nếu bé cho vào miệng thì càng... tốt. Như vậy, giải pháp này giúp mẹ cùng lúc hoàn thành 3 mục đích: Cho con ăn hết bát cháo, để bé tập nhai thô và giúp con tìm hiểu kết cấu, hình dạng của chính các loại thức ăn bé ăn.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Giải pháp tâm lý khắc phục chứng biếng ăn

Trẻ biếng ăn thực chất không phải là một vấn đề bệnh lý, nó chỉ xuất phát từ tâm lý của con hoặc do hệ tiêu hóa của con còn non yếu. Chứng biếng ăn hoàn toàn có thể khắc phuc nếu cha mẹ tinh ý và tạo niềm vui thích ăn uống cho con.
1. Làm bếp
Nếu có điều kiện hãy cho con cùng tham gia nấu ăn. Bé sẽ rất thích thú với những bữa ăn mà có món mình tham gia chuẩn bị.
Để con nấu ăn cùng - một biện pháp trị chứng biếng ăn
2. Thi ăn
Bạn nên cho ăn cùng người lớn hoặc cùng các em bé cùng tuổi. Việc ganh đua ai hơn ai sẽ làm việc ăn uống trở nên hào hứng hơn với con.
3. Con nhường em miếng này nhé
Đa số các bé khi còn nhỏ đã có tính ganh tị và thích cái đó chỉ là của riêng mình. Nên khi cho bé ăn, bạn có thể giả vờ trầm trồ, khen một miếng thức ăn nào đó trong chén của bé, làm sao để cho bé cảm nhận được là miếng thức ăn đó rất ngon. Sau đó bạn vừa gắp lấy miếng thức ăn vừa khen "Miếng này ngon quá, con nhường cho em nhé!". Lập tức bé sẽ có phản ứng lắc đầu không chịu, giành lại cho bằng được miếng ăn và bỏ vào miệng ăn ngon lành ngay lập tức.
4. Hạn chế ăn quà vặt
Trong các bữa ăn nhẹ của bé, các mẹ không nên cho con ăn đồ ngọt (bánh, kẹo...) và đồ uống có gas mà thay vào đó bạn có thể cho bé uống sữa vừa hạn chế thói quen ăn vặt vừa giúp bé phát triển chiều cao. Bữa ăn vặt có thể khiến cho bé bị ngang dạ, đến bữa không ăn được nữa.
5. Trang trí món ăn theo sở thích của bé
Khi cho bé ăn, các mẹ thường xúc một chén cơm đầy rồi trộn cả thức ăn mặn và canh vào. Bạn có thể thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Nếu bé thích một nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nào đó bạn có thể đựng thức ăn của bé trong những khay có hình ảnh họa tiết như thế. Ngoài ra, bé rất thích được ăn một đĩa trứng ốp-la với trứng ở giữa và một ít cà rốt thái sợi sắp thành từng tia nắng tỏa ra từ ông mặt trời. Trong giai đoạn đầu khắc phục chứng biếng ăn của bé, bạn nên cho ít thức ăn ở mỗi đĩa để bé có cảm giác hào hứng và tin rằng mình sẽ ăn hết chỗ thức ăn đó.
6. Luôn bình tĩnh
Các phụ huynh không nên quát mắng, dọa nạt các bé trong bữa ăn. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của các bé, khiến các bé sợ ăn mà càng biếng ăn hơn.
Nếu con bạn biếng ăn và đã áp dụng đủ phương pháp như thay đổi món ăn, uống dinh dưỡng bổ sung mà không hiệu quả, hãy thử áp dụng các biện pháp tâm lý này xem sao.

Bị ép ăn, trẻ sẽ càng biếng ăn

   Trận chiến trong những bữa ăn là chuyện thường gặp ở nhiều gia đình trẻ hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 5% trẻ em lười bú ngay khi vừa sinh ra, khi ở lứa tuổi 2-3, tỉ lệ biếng ăn lên đến 40%-50%. Một kết quả bất ngờ được các chuyên gia  chỉ ra: "thủ phạm" gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ là bố mẹ.
   "Thấy Suti chun mũi từ chối bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng mà mình đã dày công chuẩn bị, chị xót lắm. Sợ con không đủ dinh dưỡng, chị cố ép Suti ăn. Lần nào cũng thế, con nôn thốc nôn tháo, sau đó khóc ngằn ngặt không dứt. Tiếng khóc của thằng bé vang dội cả khu phố. Hàng xóm giờ trêu mỗi lần nghe "chuông báo động" là biết giờ ăn của Suti. 3 tuổi rồi mà con vẫn bé như cái kẹo." Tự tin đã nắm trong lòng bàn tay chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhưng khi thực hành cho Suti, chị Hương không khỏi stress vì con.
   Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ có tâm lý ép trẻ ăn khẩu phần đã được cân đo đong đếm cẩn thận. Tuy nhiên, nghịch lý ở đây là những bữa ăn này hoàn toàn hợp lý về mặt khoa học nhưng lại chẳng hợp lý chút nào về mặt tâm lý hay khẩu vị, và trẻ sẽ nhất định từ chối hoặc ăn vào rồi ói ra, hoặc vừa ăn vừa khóc, dẫn đến tình trạng biếng ăn càng ngày càng trầm trọng.
Càng ép con càng biếng ăn, mẹ ơi
   Trong trường hợp này mẹ hãy để trẻ được tự tìm niềm vui ăn uống qua các giác quan như vị giác, xúc giác (được cầm, bốc, xúc thức ăn), thị giác (ly chén đĩa ngộ nghĩnh, màu sắc của thức ăn) trong một không khí thoải mái, có ánh mắt, nụ cười của người thân. Ở tuổi này, các bé đã bắt đầu thích khám phá thế giới, vì vậy, thay vì cứng nhắc đặt bé vào ghế ăn, khăn yếm chỉnh tề, mẹ hãy để bé được ngồi nơi bé thích, chọn thức ăn bé muốn ăn… Ngoài ra, những câu chuyện ngộ nghĩnh về thực phẩm, những hình thù đáng yêu của chén, ly, tách, những màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… cũng sẽ giúp bé hứng thú với các bữa ăn hơn, từ đó giảm nhẹ tình trạng biếng ăn.

   Ngoài ra, để đạt cân bằng dinh dưỡng, không nhất thiết phải trộn lẫn thức ăn với nhau hoặc chọn các món ăn được xem là tốt hay bổ dưỡng; đừng trừng mắt khi trẻ chỉ ăn cơm cùng trứng chiên, nước tương, bạn có thể dụ bé ăn thêm một vài miếng tôm, thịt nướng, trái cây tươi, sữa chua… Nếu trẻ chán cơm, bạn có thể cho ăn cháo hoặc bánh mì, bánh qui… Khi trẻ không muốn ăn nữa, mẹ hãy "mặc kệ", sau đó cho trẻ ăn bù vào bữa kế tiếp. Dù bé ăn rất ít thì bạn cũng nên kết thúc bữa ăn trong khoảng 20 - 30 phút, đừng kéo dài thời gian, bởi thức ăn không còn nóng, không đủ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến bữa ăn kế tiếp. 
    Bên cạnh những cải tiến trong cách cho trẻ ăn, các bà mẹ cũng nên đổi mới cách chế biến thực phẩm bởi đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ không mặn mà với chuyện ăn uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cân bằng dinh dưỡng, thường bữa ăn cho trẻ cần có những nhóm thực phẩm chính gồm chất bột, chất đạm, chất béo, rau, trái cây và sữa. Đa phần phụ huynh đều biết những điều này, nhưng thay vì chế biến đa dạng, cha mẹ lại lặp đi lặp lại "điệp khúc" khoai tây - cà rốt - củ dền hầm xương - thịt bằm..., khiến trẻ chỉ cần ngửi thấy một trong những thành phần đó là đã bỏ chạy…
   Con biếng ăn là một bộ phim dài tập, các gia đình bao phen dở cười dở mếu khi con lâm vào tình trạng này. Nhưng chỉ cần bình tĩnh, mọi chuyện sẽ qua. Đừng quá lo lắng mà dục tốc bất đạt :-) 

Chế biến thức ăn cho trẻ biếng ăn

Chuẩn bị đồ ăn cho trẻ biếng ăn là một công việc vô cùng gian nan. Ngày này đã có nhiều loại thực phẩm chế biếng sẵn hỗ trợ cho các mẹ, Nhưng làm thế nào để nhanh nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho bé, ngoài ra còn khắc phục được tình trạng biếng ăn của các con qua việc phong phú thực đơn.
Trước hết các phụ huynh nên ĐỌC KỸ THÔNG TIN TRÊN BAO BÌ trước khi sử dụng và lưu ý các thông tin sau:
Con biếng ăn-ác mộng của các gia đình
- Hạn sử dụng: Không mua các sản phẩm đã quá hạn sử dụng để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé.
- Giá trị dinh dưỡng trong 100 gr bột. Lưu ý hai chỉ số sau:
   + Chất đạm (hoặc Protein)
   + Chất béo (hoặc Fat)
          * Nếu giá trị của chất đạm < 11 g, khi chế biến một chén bột (với số lượng khoảng 50 g bột cho một chén), bạn cho thêm vào một chén bột 1 muỗng canh thịt bằm nhuyễn (hoặc các loại thực phẩm cùng nhóm: cá, lươn... chú ý: nên thay đổi thực đơn thường xuyên nhất là với những trẻ biếng ăn)
          * Nếu giá trị của chất béo < 10 g, khi chế biến một chén bột (với số lượng khoảng 50 g bột cho chén) bạn cho thêm vào chén bột một muỗng dầu ăn.
          * Nếu giá trị của chất đạm >= 11 g và giá trị của chất béo >= 10 g thì chế biến một chén bột bạn không cần cho thêm thịt và dầu ăn.
Ví dụ: 
- Trong 100 g bột có đạm = 14,5, béo = 8,5
Khi pha một chén bột bạn cần cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn.
- Trong 100 g bột có đạm = 13, béo = 11
Khi pha một chén một bạn không cần cho thêm thực phẩm nào.
- Trong 100 g bột có đạm = 5,8, béo = 8,1
Khi pha một chén bột bạn cần cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng canh vụn thịt bằm.
Lưu ý:
   Đối với các loại cháo ăn liền, chúng tôi nghĩ không những trẻ con mà người lớn đều rất thích vì chúng "rất ngon". Nhưng các bạn nhớ rằng chúng ta cần cho bé một chén cháo không những ngon mà còn phải ĐỦ DINH DƯỠNG, với những thông tin trên bao bì thường thấy ở các loại cháo dinh dưỡng, đạm > 1, béo > không xác định được chính xác giá trị của các chất dinh dưỡng, vì vậy tốt nhất khi sử dụng bạn cần cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh thịt bằm, 1 muỗng rau bằm vào cháo và phải đun sôi kỹ trước khi cho bé ăn.
Sau đây sẽ đưa ra hai phương pháp chế biến bột cho bé ăn. Các mẹ có thể lưu ý ưu và nhược điểm của cả 2 phương pháp này để các bé nhất là các bé biếng ăn có được hứng thú trong ăn uống
1. Bột chế biến từ thực phẩm tươi:
- Ưu điểm: 
Rẻ tiền (rẻ hơn 4 lần)
Phong phú về thực phẩm và mùi vị. Bạn có thể chế biến được hàng trăm chén bột mùi vị khác nhau
Bé dễ dàng thích ứng hơn khi chuyển sang chế độ ăn thức ăn cứng-cơm  (vì thịt rau đươc được bằm nhuyễn lợn cợn, tập cho bé phản xạ nhai)
- Nhược điểm:
Mất nhiều thời gian để chế biến hơn
Khi bé ở trong giai đoạn khi mới bắt đầu ăn dặm, khó khăn hơn cho bà mẹ khi chế biến và tập cho bé ăn vì bé chỉ ăn được vài muỗng và đang quen với thức ăn hoàn toàn lỏng và đồng nhất (mà bột thì hơi lợn cợn)
2. Bột chế biến từ nguyên liệu pha chế sẵn
- Ưu điểm:
Chế biến nhanh hơn
Khi bé ở trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, bé đang quen với thức ăn hoàn toàn lỏng và đồng nhất, nên bé dễ dàng thích ứng hơn vì bột được chế biến mịn và cũng tiện lợi hơn cho bà mẹ khi chế biến vì bé chỉ ăn được vài muỗng
- Nhược điểm
Đắt tiền (đắt hơn gấp 4 lần)
Thiếu đa dạng thực phẩm và mùi vị, dễ gây cho bé chán ăn
Bột quá nhuyễn nên không tập cho bé phản xạ nhai vì vậy sẽ khó khăn hơn khi chuyển qua chế độ ăn thức ăn cứng.
Như vậy, thức ăn chế biến sẵn mở ra nhiều giải pháp cho trẻ biếng ăn. Bởi nhiều trẻ biếng ăn là do thực đơn không thay đổi từ ngày này qua ngày khác.
Chúc các gia đình con khỏe mẹ vui <3

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Ăn dặm: thời điểm nào với trẻ biếng ăn

Ăn dặm - hay còn gọi là ăn bổ sung, ăn sam được hiểu là sự chuyển từ chế độ sữa hoàn toàn sang chế độ ăn có thức ăn khác sữa. Ăn dặm có thể làm cho trẻ thích thú hoặc đôi khi làm cho trẻ biếng ăn, nhất là những trẻ biếng ăn.
Thời điểm ăn dặm rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ do đó bạn không nên nóng nẩy hãy để ăn dặm là nguồn cảm hứng đối với trẻ.
Sau 4-6 tháng tuổi trẻ có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng lên vì trẻ lớn lên không ngừng, sữa không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé nên cần phải cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác. Các chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi chỉ dựa vào chế độ ăn lỏng (sữa) là năng lượng, chất đạm (protein), sắt và kẽm, đưa đến hậu quả là trẻ chậm tăng trưởng, dễ bị thiếu máu, biếng ăn và các rối loạn khác.
     Trước đây rất lâu ông bà ta đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ trong 8 tuần tuổi, sau đó 10 năm gần đây các bà mẹ được khuyến nghị là nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ trong 4 tháng tuổi.
    Từ năm 2003, theo tổ chức y tế thế giới và UNICEF thời điểm cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chức năng thận và ruột chưa hoàn thiện và việc cho ăn sớm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như chàm da hoặc suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy hệ tiêu hóa và một số men tiêu hóa ở trẻ chỉ hoàn thiện khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
    Tuy nhiên, mỗi trẻ có mức độ phát triển, trưởng thành và nhu cầu về năng lượng khác nhau, cũng như mức độ tăng cân của trẻ trong 4 tháng đầu khác nhau, nên việc cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu khác nhau.
Con biếng ăn, làm sao đây?
    Tại BV Nhi Đồng I, đã tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ điều trị nội trú năm 2003, tình trạng dinh dưỡng 1999 trẻ điều trị ngoại trú 2006, kết quả cho thấy trẻ được bắt đầu cho ăn dặm từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi thì tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là thấp nhất.
Vậy khi nào nên tập cho trẻ ăn dặm?
     Trong vòng 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có đầy đủ các yếu tố bảo vệ giúp bé chống lại bệnh tật và giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ. Nếu mẹ đủ sữa, bé tăng cân tốt (500 gr-600gr/ tháng) và mẹ có điều kiện thì cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ trong 6 tháng tuổi.
Đặc biệt với các bé biếng ăn, các mẹ cần hết sức chú ý tới điều này.
Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi khi:
- Mẹ phải đi làm sớn, không có điều kiện cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Bé được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt
- Trẻ bị đói sau khi cho bú nhưng từ chối sữa
- Trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú
- Thời gian giữa các cữ bú ngắn dần
Khi con lười ăn việc lựa chọn thời điểm ăn dặm càng trở nên quan trọng. Khi các bé chán bú sữa mẹ, việc thay đổi chế độ ăn có thể làm bé hứng thú hơn với việc ăn uống, qua đó giảm biếng ăn. Nhưng cũng có thể xảy ra trường họp, cho bé ăn dặm quá sớm và thúc ép quá nhiều khiến bé trở nên sợ ăn và càng biếng ăn hơn.
Khi con từ nhỏ đã biếng ăn, thì cha mẹ càng cần phải kiên trí hơn nhưng hãy tin quả ngọt luôn ở cuối con đường. Thử mọi cách trên blog này để lười ăn không còn là nỗi lo.

Khi trẻ biếng ăn ăn dặm...

Với các trẻ biếng ăn, việc ăn dặm trở thành một cực hình.
- Trẻ chống cự lại, không chịu ăn, bạn hãy đổi qua một loại thức ăn khác. Thay vì dùng muỗng đút ăn, bạn có lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần sau và bắt đầu thử lại. Không nên cưỡng ép bé. Đặc biệt với các bé lười ăn, việc cưỡng ép và quát nạt bé khi ăn có thể dẫn đến tâm lý sợ ăn.
Làm sao cho con hết biếng ăn, nhất là lúc ăn dặm
- Nếu bé đi tiêu hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi, nhưng bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe thì bạn vẫn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn.
- Nếu trẻ đi tiêu chảy nhiều nước và đi tiêu hơn 3 làn mỗi ngày, kèm theo ói ọc, sinh chướng bụng, bỏ bú... thì nên nhưng cho ăn ngay, dời lại nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại và cũng từng chút một như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.
- Trẻ bị nổi mề đay thì có thể bé đã bị dị ứng trúng, cá nên tạm ngưng ăn trứng, cá khoảng 2 tuần và sau đó tập cho trẻ ăn lại với số lượng tăng dần từ ít đến nhiều.
- Nếu trẻ bị nghẹn, khó nuốt thì xem lại bột có quá đặc, quá lợn cợn không, hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh, sữa hoặc tán nhỏ hơn nữa bằng muỗng hay tán qua rây.
- Nếu trẻ không muốn ăn, có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn trước, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng sẽ làm bé sợ ăn vì quan trọng là thói quen ăn uống hơn là phải ăn cho hết suất. Các cha mẹ có con biếng ăn nên chú ý tới điều này. Con ăn uống đủ chất và phát triển bình thường là điều quan trọng nhất. Số lượng ăn không quan trọng.

Bé bắt đầu biếng ăn khi đến tuổi ăn dặm

    Để con không rơi vào tình trạng biếng ăn khi đến tuổi ăn dặm, các bậc phụ huynh nên nắm được cách cho trẻ ăn và dinh dưỡng thế nào là hợp lý. 
Những ngày đầu ăn dặm
    Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội, vì bé biếng ăn chỉ mới làm quen với thức ăn mới ngoài sữa. Sữa trong giai đoạn này vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Quan trọng là trẻ làm quen với thực phẩm mới, cách ăn mới bằng muỗng thay vì bú bình.
Các mẹ nên đặc biệt chú ý đến điều này nhất là các mẹ mà có con lười ăn.
Một số thức ăn đầu tiên của trẻ
- Một muỗng bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm chín và sữa.
- Trái cây mềm như chuối hoặc đu đủ, xoài chín nạo bằng muỗng.
- Khoai nấu chín mềm, tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức)
- Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nỗi canh gia đình.
Nên tập như thế nào?
- Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt rồi đặc hơn để trẻ dần dần thích nghi.
- Ngày đầu chỉ nên cho trẻ nếm từng chút một, nếu trẻ chịu ăn chỉ nên cho tối đa một muỗng cà phê bột đã pha sẵn, mỗi ngày tăng thêm 2 muỗng cho đến khi trẻ ăn được 1/2 chén, khi đó bạn có thể cho trẻ ăn đặc hơn. Nên tập lúc bụng đói, ngay sau khi ăn dặm vẫn nên cho bú bình thường để trẻ đủ no.
- Trẻ cần 1- 2 tuần để làm quen với một loại thức ăn đặc mới.
- Khi bé đã quen với một loại thức ăn này, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn.
- Giai đoạn này cần có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ một chút thì mới đạt được thành công vì sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là các mẹ có con biếng ăn cần chú ý, không nên quá sốt ruột, mà cáu gắt với trẻ lại càng khiến trẻ sợ ăn.
nếu bố mẹ không biết cách cho ăn, con rất dễ rơi vào tình trạng biếng ăn
Ăn dặm bao nhiêu là đủ và nên ăn bao nhiêu lần/ngày?
    Nói chung, lượng ăn của mỗi bé là khác nhau ở từng cá thể, tùy theo khả năng tiêu hóa hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú sữa, cũng có trẻ biếng ăn bú nhiều hơn ăn phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ. Trẻ có cân nặng càng thấp thì bạn cần được cho ăn thức ăn dặm nhiều hơn vì thức ăn dặm có năng lượng cao hơn so với sữa nên giúp cho trẻ tăng cân tốt hơn.
    Nếu mỗi lần trẻ ăn được quá ít, bạn cần phải tăng số lần ăn dặm để bảo đảm đủ lượng thức ăn dặm cho trẻ theo lứa tuổi. Vậy số lần ăn dặm trong ngày phụ thuộc tuổi, cân nặng và số lượng trẻ ăn được bao nhiêu trong một bữa nhằm bảo đảm đủ nhu cấu năng lượng và chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tối ưu.
- Trẻ từ 4-6 tháng: Là giai đoạn tập ăn nên lúc đầu chỉ cần ăn một bữa, mỗi bữa ăn chỉ vài muỗng (từ ít đến nhiều) và cho bú thêm cho đủ no ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng trẻ cần ăn 1-2 chén/ngày (chén 200ml) phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Nếu mỗi bữa trẻ ăn được khoảng nửa chén bạn có thể cho trẻ ăn 2-3 bữa mỗi ngày. Nếu trẻ ăn ít hơn 1/2 chén/bữa bạn có thể cho ăn 3-4 lần nhằm bảo đảm đủ số lượng thức ăn dặm. Bên cạnh những bữa ăn dặm, các cữ sữa khác vẫn duy trì đủ theo nhu cầu của trẻ.
- Từ 6-9 tháng: Trẻ cần ăn khoảng 2-3 chén mỗi ngày với đủ 4 nhóm  thực phẩm trong mỗi bữa. Bạn có thể cho trẻ ăn 3-4 lần/ngày. bên cạnh đó, bé vẫn có thể bú thêm sữa sau mỗi lần ăn dặm nếu trẻ ăn ít hơn 1/2 chén/bữa. Trẻ có thể bú đêm để bảo đảm đủ năng lượng.
- Từ 9-12 tháng: Bé ăn hơn 3 chén bột, cháo đặc/ngày. Bạn nên cho ăn 4 lần/ngày. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như phô-mai, bánh flan, rau câu, đậu hũ đường và sữa sau mỗi bữa ăn.
Làm sao để đủ chất đây? 
Khi con trẻ lười ăn, mẹ nào cũng lo lắng. Nhưng thực ra con ăn đủ chất là tốt rồi.
Thực phẩm trong thiên nhân được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính:
- Chất bột đường: bao gồm bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở
- Chất béo: là dầu ăn, mỡ động vật, bơ
- Chất đạm: là thịt, cá, tôm vua, trứng, đậu hũ
- Rau và trái cây
Khi cho ăn, mỗi chén bột, cháo của trẻ phải có:
- 1-2 muỗng canh dầu ăn hay mỡ nước.
- 1 muỗng chất rau, củ băm nhuyễn, tán nhuyễn
- 1 muỗng chất đạm băng nhuyễn
Trẻ biếng ăn phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ các chất dinh dưỡng, còn phần nước hầm xương, nước luộc thịt, nước rau... thì hầu như không có chất bổ gì. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nầu bữa nào ăn bữa đó thì thức ăn mới được tươi mới, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và vệ sinh.
    Bạn hãy thay đổi món thường xuyên cho trẻ trong từng bữa ăn. Trẻ được ăn đa dạng thực phẩm sẽ không bị ngán và không sợ thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Biếng ăn khi tết về

      Những ngày tết hình như con có vẻ lười ăn hơn. Đến bữa lại lừa mãi mới ăn được 1 ít. Khó khăn lắm mới tập được cho con thói quen ăn uống mà giờ lại thế... Đó là tâm sự của biết bao ông bố bà mẹ mỗi dịp tết về. 
    Vì sao lại có hiện tượng trên? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng biếng ăn của con trẻ mỗi dịp lễ tết?
     Đặc điểm thức ăn trong những ngày tết của mỗi gia đình là nhiều thức ăn dự trữ (giò chả, bánh chưng, bánh tét, thịt kho...), nhiều thức ăn giàu năng lượng (nhiều béo như thịt kho tàu, nhiều đường như kẹo mứt bánh), nhiều nước giải khát có đường có gas, nhiều trái cây nhưng đôi khi lại ít rau tươi... Những đặc điểm này làm cho trẻ biếng ăn vì thức ăn không thay đổi vị mỗi ngày (do nấu sẵn một món để cúng ông bà tổ tiên), ăn nhiều mỡ, đường làm no lâu và chán ăn do đường máu cao, thức ăn không tươi, kém hấp dẫn và thức ăn có sẵn trong nhà nên trẻ ăn vặt suốt ngày tới bữa không ăn được nữa.
    Thời gian tết thì cũng thay đổi làm trẻ mất sự điều độ trong ăn ngủ. Trẻ được nghỉ học, đi chơi, đi chúc tết nhiều, ăn ngủ bị xáo trộn, thức khuya dậy muộn làm trẻ không có phản xạ ăn uống. Khi đố thì chưa được ăn, khi đến giờ ăn thì qua cơn đói hoặc chưa đói.
Con lười ăn, nỗi đau đầu của tôi
     Các hoạt động khác cũng bịu thay đổi. Tết đến, bố mẹ bận rộn với bao lo toan, thời gian chăm sóc cho trẻ ít đi, trẻ tự ăn tự chơi, xem ti vi nhiều hơn, ăn nhiều hơn hoặc không ăn. Đi chơi nhiều nên nóng nắng làm trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước ngọt làm cho đường máu cao ức chế thèm ăn.
      Như  vậy điểm qua các vấn đề liên quan đến bữa ăn của trẻ trong ngày tết, ta thấy ngày tết quả là rất vui nhưng cũng thật là bất thường cho bữa ăn của trẻ. Do đó trẻ biếng ăn cũng là bình thường thôi. Tuy nhiên ta không thể để sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng do những bất thường của ngày tết. Ta cần thay đổi một chút để biến cái bất thường kia thành cái bình thường cho dinh dưỡng trẻ em trong những ngày tết. Cụ thể như sau:
- Không nên la mắng trẻ khi trẻ không ăn những thức ăn mình muốn hãy động viên trẻ ăn và tìm cách bổ sung thức ăn thay thế sau bữa ăn.
- Cần mua sẵn một số thực phẩm có thể dự trữ mà không cần tủ lạnh để tiện đem đi xa, và cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ không ăn được những thức ăn lạ như: sữa tươi trong hộp giấy hoặc sữa bột, bột hộp, mì ăn liền, khoai củ, nước đóng chai...
- Không nên quá cứng nhắc trong chế độ ăn ngày tết trong khi mọi thứ đều thay đổi. Ta có thể cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trong bữa cỗ giỗ gia tiên, miễn là đủ chất, dinh dưỡng như một tô miến, môt tô bún... nhưng thêm một muỗng dầu ăn cho trẻ nếu trẻ ăn ít. Đây cũng là cơ hội tập cho trẻ ăn những thức ăn lạ nhưng phải đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu.
- Đừng quá lo lắng khi trẻ biếng ăn. Trước hết xem có đúng trẻ biếng ăn không hay là trẻ đã ăn các thức ăn khác trước khi ta cho trẻ ăn những thức ăn truyền thống (cháo, bột) của trẻ. Có thể trẻ đã ăn một miếng bánh chưng, một cái bánh ngọt rồi và như vậy là đủ, ta chỉ cần bổ sung thêm một ly sữa hay một hũ yaourt, một miếng thịt nữa là đủ.
- Khi cho trẻ ăn cần chủ ý tới không khí gia đình, có thể cho trẻ ăn một bữa ăn riêng và ăn thêm trong bữa ăn gia đình, hãy để trẻ tự xúc ăn trong bữa ăn chung, gợi ý những thức ăn có ý nghĩa vụ thể, dễ hiểu, để hấp dẫn trẻ ăn như ăn thịt cá cho cao, ăn rau xanh cho sáng mắt, cho da đẹp...
     Tóm lại biếng ăn ngày tết luôn làm cho cha mẹ lo lắng nhưng không phải hoàn toàn không giải quyết được. Hãy bình tĩnh và thông minh để ta và trẻ có những ngày tết vui vẻ <3.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Bé lười ăn khi đến tuổi chập chững biết đi

Ở lứa tuổi 1-5, trẻ rất lười ăn
      "Tôi đút mãi mà nó không chịu ăn, cứ lừa cơm ra ngoài. Nhiều khi bực quá tôi đánh cho vài roi. Đánh con xong rồi thì lại thấy xót." Đã bao người từng làm mẹ đều trải qua nỗi khổ tâm ấy. Thật vậy, hầu hết các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 1 - khi đến khám bệnh đều có chung một câu hỏi: "Bác sĩ ơi, cháu nó ăn ít quá, có cách nào để cháu chịu ăn hay không?'
Vậy đâu là nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn và biếng ăn ở độ tuổi này có phải là bệnh lý hay không?
     Ở khoảng từ 1-5 tuổi, trẻ lười ăn là bình thường. Lười ăn có thể được thể hiện qua việc trẻ ăn ít hơn, không cảm thấy đói hoặc không thèm ăn gì cả trừ khi bạn "đích thân ra tay" bằng cách đút trọn từng muỗng.
Tại sao lại có tình trạng như vậy?
      Từ 1 - 5 tuổi, đa số trẻ chỉ tăng khoảng trên dưới 2 kg mỗi năm (so với 12 tháng đầu đời cân nặng của trẻ có thể tăng khoảng gần 7 kg) và có khi 3 hoặc 4 tháng không thấy trẻ lên cân. Tình trạng này y khoa gọi là chứng chán ăn sinh lý
Con đừng lười ăn nhé con yêu
Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì trong trường hợp này?
      Không hẳn là người lớn chúng ta "bó tay" trong việc chăm lo con trẻ. Vẫn còn một số cách mà các bà mẹ có thể áp dụng như sau:
- Cho bé tự quyết định chúng sẽ ăn bao nhiêu trong bữa ăn: hầu hết trẻ ăn đủ so với nhu cầu thực sự của chúng dưới sự điều khiển của trung tâm thèm ăn trên não bộ. "Nhiệm vụ tối cao" của bạn là hãy chuẩn bị cho bé môt bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
- Nguyên nhân thông thường nhất khiến trẻ "không biết đói" là do chúng đã ăn vặt trước đó quá nhiều. Bạn cần kiểm soát việc ăn quà vặt của bé để đảm bảo rằng bé ngồi vào bàn ăn với một "chiếc bao tử trống". Cho trẻ uống nước khi bé khát giữa bữa ăn nhưng giới hạn lượng nước trái cây uống vào dưới 200 ml mỗi ngày.
- Cho vào khẩu phần ăn hàng ngày một lượng vitamin cần thiết và không nên để bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ
- Trẻ thường có khuynh hướng ăn kém hơn nếu thấy trước mặt một bữa ăn "thừa mứa": Cho một ít thức ăn vào một chiếc đĩa lớn sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú "hoàn thành nhiệm vụ" hơn.
- Cho trẻ uống dưới 500 ml sữa mỗi ngày. Thực chất năng lượng chứa trong sữa cũng tương tự như trong thức ăn đặc. Uống nhiều sữa và nước trái cây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn.
- Không nên đút cho trẻ ăn nếu như trẻ có thể tự ăn một mình. Từ 12 đến 15 tháng tuổi thường trẻ có thể tự dùng muỗng để ăn.
     Như vậy chứng lười ăn ở độ tuổi này không phải là bệnh lý và không cần điều trị gì cả.
Tuy nhiên nên đưa con đi khám nếu bé gặp một trong các dầu hiệu:
- Trẻ sụt cân
- Không tăng cân trong 6 tháng
- Sức đề kháng suy giảm, trẻ bị ốm: trẻ bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt, nôn ói....

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

      Nhìn trẻ ăn uống ngon miệng, cha mẹ nào cũng cảm thấy hạnh phúc vì được nhìn thấy con khỏe mạnh khôn lớn từng ngày. Tuy nhiên, một nghịch lý khá phổ biến đang tồn tại đó là tình trạng biếng ăn ở trẻ tỷ lệ thuận với sự phong phú và dồi dào của những nguồn thực phảm dinh dưỡng sẵn có, việc mong con trẻ "hay ăn chóng lớn" đang vô hình tạo nên một áp lực lớn đối với cha mẹ... Đặc biệt, khi con ốm (Bé bị viêm đường hô hấp chẳng hạn), trong người khó chịu lại càng biếng ăn hơn.
     Vậy nên làm gì đây khi con quá biếng ăn?
Có 3 điều mà các bậc cha mẹ nên nhớ trong quá trình nuôi con nhỏ
1. Cha mẹ không nên quá áp đặt việc ăn uống của trẻ.
2. Chế biến thức ăn cho trẻ nên phong phú và bắt mắt.
3. Tạo không khí sinh hoạt gia đình vui vẻ và hòa đồng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn.
     Dưới đây là một số kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé của mình, đặc biệt là trẻ biếng ăn. 
- Đừng bắt trẻ ăn hết phần ăn mà bạn muốn, trẻ sẽ rất dễ ngán và cảm thấy việc ăn uống trở nên nặng nề. Hãy đề trẻ ăn theo nhu cầu, khi trẻ không muốn ăn nữa bạn nên ngưng món ăn chính và cho trẻ ăn tráng miệng như vậy trẻ sẽ cảm thấy thật thoải mái khi mẹ cho ăn.
- Tránh tuyệt đối việc khen thưởng khi trẻ chịu ăn loại thực phẩm mà bạn muốn vì bạn nghĩ đó là loại thức ăn tốt cho trẻ, điều này gây ra tình trạng mất cân đối các loại thực phẩm mà trẻ cần và dễ gây ra tình trạng biếng ăn vì trẻ phải ăn một loại thức ăn không còn sức hấp dẫn với trẻ nữa.
- Nên cho trẻ tham gia chuẩn bị cùng với bạn, trẻ rất thích ăn những gì trẻ tự chế biến để khám phá thế giới xung quanh, vì vậy bạn nên cho trẻ giúp bạn một tay trong việc nấu nướng những món ăn đơn giản như làm bánh ngọt, chế biến cá loại nước ép trái cây... Khuyến khích trẻ lớn ăn chung với gia đình.
- Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình tổ chức nhiều hoạt động thể lực vui nhộn và bổ ích như chơi đá bóng, đi bộ, chạy xe đạp... hoạt động thể lực làm tiêu hao năng lượng dư thừa sẽ giúp trẻ mau đói bụng và cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Trẻ biếng ăn, làm sao đây?
- Giải thích cho trẻ biết về những lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và tác hại của biếng ăn qua những câu chuyện kể, những mẩu chuyện hàng ngày, đặc biệt là giúp trẻ hiểu sự phát triển về thể lực và trí não của trẻ liên quan chặt chẽ với những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhận thức được điều này có thể giúp trẻ hào hứng hơn trong việc ăn uống của mình.
- Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu trẻ có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói snack, 1 lon nước ngọt... tưởng như không là gì nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ
- Khuyến khích trẻ ăn đủ các bữa trong ngày một cách điều độ, đặc biệt là bữa ăn sáng - một số nghiên cứu Y học cho thấy những trẻ ăn sáng đều đặn có vóc dáng cân đối và thường mạnh khỏe hơn những trẻ hay bỏ lỡ bữa sáng.
- Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho trẻ cùng một món ăn thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho trẻ ăn một món ăn khác, bạn sẽ thấy là ít ra trẻ cũng muốn thử xem sao.
- Ngoài ra, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe ăn uống của mọi thành viên trong gia đình, cố gắng tạo thói quen tốt và lành mạnh trong ăn uống cho trẻ.
Trẻ biếng ăn là nỗi lo của các bậc cha mẹ nhưng trẻ thừa cân cũng rất nguy hiệm. Nếu trong gia đình có trẻ bị tăng cân quá nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với chế độ ăn của gia đình chưa thật cân đối và hợp lý. Trường hợp đó các mẹ nên:
- Giảm bớt lượng thức ăn chứa nhiều đường, bánh ngọt, bánh nướng và các loại nước uống có gas
- Giảm tối đa những loại thức ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên, bánh mì bơ, thức ăn chiên xào.
- Ăn uống đầy đủ các bữa nên giữ sự điều độ, đặc biệt là bữa ăn sáng. Những bữa ăn chính căn bản vẫn là nhóm thực phẩm tinh bột, nên chọn thực phẩm giàu ngũ cốc.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Thuốc trị biếng ăn - có hay không?

      Thấy con biếng ăn, nhiều bậc phụ huynh thay vì đưa trẻ đi khám ở bác sĩ dinh dưỡng lại đi tìm mua các loại thuốc kich thích ăn cho con dùng. Thực hư về loại thuốc điều trị biếng ăn đó như thế nào? Liệu việc sử dụng các thuốc đó có ảnh hưởng gì tới các bé không?
      Theo các chuyên gia, trong lĩnh vực dinh dưỡng và y học thì không có tên thuốc cụ thể nào trị biếng ăn cho trẻ. Vì có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ biếng ăn. Vậy, muốn trị chứng biếng ăn của trẻ thì phải tìm đúng nguyên nhân thì cho "thuốc" mới đúng bệnh.
      Vậy các nguyên nhân gây trẻ biếng ăn là gì?
1. Biếng ăn do tình trạng sức khỏe hoặc môi trường có thay đổi như mọc răng, chích ngừa, thay đổi thời tiết như nóng nực, lạnh quá, ngứa, thay đổi người và môi trường chăm sóc như đi học. Tình trạng sẽ qua nhanh và không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, "thuốc" lúc này là không cần phải can thiệp gì cả.
2. Biếng ăn do bị bệnh nhiễm trùng:  trẻ bị viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản) rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Trẻ mặc bệnh thường biếng ăn do đau đớn, do dùng nhiều thuốc gây đắng miệng, do sốt làm giảm dịch tiêu hóa nên "thuốc" lúc này là không nên ép trẻ ăn mà nên chọn những thức ăn có năng lượng cao, thơm ngon, thơm ngon, hấp dẫn trẻ và phải chấp nhận trẻ ăn ít khi đang bị bệnh. Sau khi hết bệnh sẽ cho ăn bù.
3. Biếng ăn do khẩu vị thức ăn không phù hợp. Trường hợp này hay hặp ở trẻ ăn dặm. Trẻ thường thích ăn lạt nhưng các bà mẹ thích nêm mắm muối theo khẩu vị của mình do đó trẻ từ chối thức ăn. Vậy "thuốc" lúc này lại là hãy tìm ra sở thích của trẻ, trẻ thích ăn gì thì hãy nêm thứ đó.
4. Biếng ăn do bị thiếu chất dinh dưỡng như thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin thì "thuốc" lúc này là những loại thuốc được gọi là thuốc bổ. Nhưng không nên tự động mua vì phải biết chính xác trẻ thiếu chất gì mà "bổ"chất đó, nếu không ta "bổ" cái trẻ không thiếu thì trẻ sẽ biếng ăn hơn. Khi uống đúng loại thuốc thì trẻ sẽ ăn ngon hơn nhưng những loại thuốc này cũng không gọi là "thuốc kích thích ăn" mà chỉ gọi là thuốc bổ - bổ sung vitamin và muối khoáng mà thôi.
Con biếng ăn - nỗi kinh hoàng của nhiều phụ huynh
5. Biếng ăn do tâm lý. Trẻ biếng ăn do bữa ăn không vui vẻ như phải ăn một mình, luôn bị dọa nạt, la mắng thậm chí đánh đòn làm trẻ ức chế cứ tới bữa ăn là muốn ói, không nuốt được hoặc trẻ có cảm giác "bị bỏ rơi" như mẹ đi làm sớm, không có thời gian tiếp xúc với con; hoặc trẻ có cảm giác được cưng chiều, bữa ăn là "công cụ" trẻ "trừng phạt hay khen thưởng người khác". Thuốc lúc này là hãy quan tâm đúng mức tới trẻ, tạo một bữa ăn vui vẻ có không khí gia đình.
6. Biếng ăn bệnh lý tức trẻ bị bệnh biếng ăn thật sự, thường được cho là cơ chế thần kinh. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và không có biện pháp nào kể trển có thể cải thiện tình trạng của trẻ. Những trẻ này cần theo dõi và điều trị trong bệnh viện.
Quan những nguyên nhân trên, ta thấy "thuốc" trị biếng ăn rất khác nhau. Không có một thuốc nào kích thích cho trẻ ăn được trong nhiều nguyên nhân khác nhau.
       Tuy nhiên, có một số thuốc dùng điều trị những bệnh khác như dị ứng, nội tiết có tác dụng phụ làm cho thèm ăn. Nhưng những tác dụng thèm ăn này sẽ không còn nếu ngưng thuốc và nếu dùng lâu dài không đúng chỉ định của bệnh chính thì sẽ có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ như táo bón, khô miện, khó tiểu tiện, chậm lớn, loãng xương, phù....
      Vì vậy khi trẻ biếng ăn, ta nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ. Không nên tự đông mua thuốc biếng ăn để "tiền mất, tật mang"